Lịch sử Mùa Chay Thánh (28/02/2014)
Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy.
Phụng vụ Giáo Hội cũng có bốn Mùa như : Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh qua đi, Mùa Thường niên tiếp nối, chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Chay Thánh, cao điểm là Tuần Thánh và Đêm Vọng Phục Sinh. Vậy Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ? Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay có ý nghĩa thế nào ? Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta làm gì để Mùa Chay không trở nên nhàm chán và có ý nghĩa ?
Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ?
Vào những thế kỷ đầu Kitô giáo, để sống đạo và thực hành đạo, các kitô hữu tiên khởi đã quan sát những người chung quanh xem họ sống đạo và thực hành đạo thế nào, cụ thể như việc người Dothái giữ ngày Sabát, hay lên Đền thờ cầu nguyện. Tuy các kitô hữu tiên khởi họp nhau thành một cộng đoàn tế tự, cử hành phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần theo một công thức tuyên xưng đức tin. Nhưng khi cử hành các ngày đại lễ như lễ Vượt Qua, lễ Năm Mươi, dù vẫn giữ nguyên những ngày lễ của người Dothái nhưng lại mặc cho các ngày lễ ấy một ý nghĩa mới, chẳng hạn : khi cử hành, họ không chỉ nhắc lại các biến cố Xuất Hành Cựu Ước, mà còn tưởng nhớ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, cũng như việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ.
Mãi đến thế kỷ thứ IV, trong Giáo Hội mới nảy sinh những ý kiến khác nhau như : liệu có cử hành lễ Phục Sinh vào ngày lễ Vượt Qua của người Dothái không ? Tại các Giáo đoàn thuộc Tiểu Á, họ vẫn giữ nghi lễ chiên vượt qua. Riêng Giáo đoàn Antiokia lại ấn định lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua của người Dothái, trong khi đó, các kitô hữu tại Alexandria do các nhà chiêm tinh tính toán nên đã chuyển rời lễ Phục Sinh vào dịp phân xuân.
Cho dù có sự khác nhau về ngày cử hành các ngày lễ, nhưng lễ Phục Sinh vẫn là lễ chung của toàn thể cộng đoàn Kitô giáo, vì lễ Phục Sinh dựa trên nền tảng đức tin, trước lễ Phục Sinh, có một thời gian chuẩn bị tương đối dài gọi là Mùa Chay hay « 40 ngày », tưởng nhớ 40 Chúa Giêsu ở trong hoang địa 40 đêm ngày.
Việc thực hành Mùa Chay đã có từ thời thì đầu Kitô giáo, nhưng trải qua những bước thăng trầm, mãi tới thế kỷ thứ II, thời thánh Irênê, giám mục thành Lyon, việc giữ chay ngắn hạn từ hai đến ba ngày, không ăn bất kỳ thức ăn nào mới được phổ biến. Sang kỷ thứ III tại Alexandria, người ta kéo dài việc ăn chay ra hết một tuần. Những dấu tích của Mùa Chay hay « 40 ngày » được tìm thấy ở thế kỷ thứ IV, trong lễ qui của Công Đồng Nicêa. Đây là thời gian chuẩn bị mừng lễ, nhưng ưu tiên vẫn là việc giúp các người dự tòng chuẩn bị lãnh Phép Rửa Tội và Đêm Vọng Phục Sinh.
Cuối thế kỷ thứ IV, Giáo đoàn tại Giêrusalem bắt đầu giữ chay 40 ngày hay còn gọi là Mùa Chay 8 tuần, người ta ăn chay suốt thời gian này, trừ thứ Bẩy và Chúa Nhật. Sang thế kỷ thứ V, tại Aicập người ta cũng giữ chay, tiếp đến là xứ Gôlơ, người ta ăn chay ngày thứ Bẩy và thứ Sáu tuần trong Mùa Chay. Trong khi giữ chay, các kitô hữu chỉ ăn một bữa mỗi ngày, thức ăn gồm có bánh, rau và nước. Giữ nghiêm ngặt nhất là ngày Thứ Sáu và Thứ Bẩy Tuần Thánh, người ta không ăn một chút thức ăn nào. Giờ ăn chay được qui định tùy theo sự khác nhau của mỗi giáo đoàn. Vì mùa chay gồm 6 tuần không thể tương ứng với 40 ngày được. Nên sang thế kỷ thứ VII, người ta đã lùi về trước Mùa Chay mấy ngày, cụ thể như bắt đầu từ ngày thứ Tư cho đến ngày thứ Bẩy tuần trước khi bước vào Mùa Chay, ngày mà hôm nay chúng ta gọi là Thứ Tư Lễ Tro, ngày ăn chay. Đồng thời, ba Chúa Nhật trước Mùa chay, là gồm tóm thời gian chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh, cách lễ Phục Sinh chín tuần. Việc giữ chay ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như buộc chỉ ăn bữa tối. Nhưng đến thế kỷ thứ VIII, việc giữ chay được nới rộng ra, nghĩa là cho phép những người ốm đau bệnh tật được ăn chứng, bơ, sữa, cá và cả rượu nữa. Sang thế kỷ XII và XIII, bữa ăn ngày chay được ấn định là trước giờ trưa 3 giờ tức 9 chín giờ sáng, tiếp theo được ăn « bữa ăn nhẹ » vào buổi tối. Sang thế kỷ XVII việc ăn chay giảm dần và Giáo Hội cho phép được ăn cháo, sữa và cá nhỏ. Trong ngày chay, tại các hoàng gia, nhà bếp thi nhau trổ tài làm ăn với những thực đơn sao cho dồi dào phong phú hơn ngày thường.
Một cảnh chợ cá ngày Thứ Tư Lễ Tro
Từ năm 1949, Giáo Hội Công Giáo qui định việc giữ chay và kiêng thịt là ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh mà thôi. Lý do vì hai ngày đó là ngày tưởng nhớ sự chết : ngày thứ tư lễ Tro, linh mục chính thức làm phép tro được đốt từ những cành lá đã làm phép vào ngày Lễ Lá năm trước rồi vẽ hình thánh giá trên trán người nhận tro và nhắc lại rằng « ngươi là tro bụi, và người sẽ trở về tro bụi », nhắc lại cái chết của mỗi người chúng ta, tiếp đến, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá.
Trong phụng vụ của Giáo Hội Chính Thống, thời gian chuẩn bị bước vào Mùa Chay kéo dài năm tuần liền, mỗi tuần đọc một đoạn Tim Mừng riêng, với cách thức sám hối sâu xa. Tuần thứ bốn, được ấn định là ngày kiên thịt và ăn chay trong toàn Giáo Hội. Chúa Nhật thứ năm được gọi là Chúa Nhật Hòa giải, mỗi người hòa giải với người bên cạnh trước khi toàn thể cộng đoàn xin lỗi Chúa.
Cảm tưởng chung là một bầu không khí « vui và buồn ». Mỗi tín hữu, với sự hiểu biết có giới hạn và khác nhau về phụng vụ, nên khi bước vào nhà thờ với các kinh nguyện của Mùa Chay, mỗi người mỗi cảm tưởng khác nhau. Một phần vì những lời kinh tiếng hát mang đậm nét buồn, màu áo tím, những bài đọc dài hơn, đơn điệu hơn ngày thường, và hầu như không có nét vui tươi. Một nét đẹp nội tâm rực sáng, tựa như ánh sáng ban mai chiếu rọi từ thung lũng tối tăm lên tận đỉnh cao của núi đồi.
Niềm vui âm thầm, êm dịu và toàn bộ các bài Sách thánh trong Mùa Chay nghe thật đơn điệu cho thấy sự bình an đã dẫn đưa người ta tới những điệp ca hòa tấu Allêluia trong Đêm Vọng Phục Sinh.
Chúa Nhật lễ Lá là thời gian không còn dành riêng cho việc tưởng niệm cuộc khổ nạn nữa, bước vào một Tuần Thánh, với những bài đọc nhắc lại những ngày sau hết của Chúa Kitô trên trần gian và sự Phục Sinh của Ngài.
Tại sao lại gọi là 40 ngày chay thánh ?
Từ « Mùa Chay » là một từ tương phản với từ gốc latinh là « quadragesima » có nghĩa là 40. Trong Kinh thánh, con số 40 có ý diễn tả một khoảng thời gian chờ đợi, một quá trình, tượng trưng cho việc chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa. Số 40 còn diễn tả hành trình trong sa mạc trên đường về Đất hứa của Dân Dothái kéo dài 40 năm. Ông Môisen đã ở trên núi Chúa 40 ngày (x. Xh 24,18; 34,28). Những người trinh sát đã ở trong vùng đấy 40 ngày (x. Ds 13, 25). Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó Ngài được thị kiến (x. 1V 19,8). Ninivê đã được cho 40 ngày để sám hối (x. Gn 3,4). Và quan trọng nhất là Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần thúc đẩy vào trong hoang địa 40 ngày để ăn chay cầu nguyện trước khi thi hành sứ vụ công khai (x. Mt 4,2).
Như vậy Mùa Chay là mùa nhắc nhớ 40 năm hành trình trong sa mạc của dân Dothái, 40 ngày trong hoang địa của Chúa Giêsu. Con số 40 ngày, là thời gian đi vào hoang địa của cõi lòng, thinh lặng để chuẩn bị gặp gỡ Chúa. Đây là thời gian phụng vụ cao điểm thuân tiện thích hợp cho các kitô hữu noi gương Đức Kitô dùng 40 ngày để ăn năn đền tội và dấn thân phục vụ anh chị em. Và bằng 40 ngày long trọng của Mùa Chay, mỗi người được liên kết mật thiết hơn với các Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu, Đấng đang tiến đến cái chết và sự sống lại.
Mùa chay mang lại cho chúng ta điều gì?
Phần lớn người kitô hữu không thực hành việc ăn chay, nguyện ngắm, nên Mùa Chay không có ảnh hưởng tới đời sống của họ là bao? Khi nói về Mùa Chay, người ta thường hiểu một cách không tích cực lắm. Đại đa số dân chúng cho rằng trong Mùa Chay việc kiêng ăn, kiêng uống giữ chay chiếm vị trí hàng đầu.
Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đại đa số người kitô hữu không thực hành đạo trong đời sống nhưng họ vẫn đến nhận tro vào Thứ Tư Lễ Tro. Đây là một nghi thức giầu tính biểu tượng, nó tác động đến tận đáy lòng con người, nhắc nhớ người ta suy nghĩ về thân phận của mình khi nhận tro và mời gọi con người trở về với Chúa. Vì nhiều khi con người quên đi thân phận yếu hèn, mỏng giòn của mình, dẫn đến đau thương và đổ vỡ. Bi kịch cuộc đời con người đều từ đó mà ra. Con người phạm tội, tội cắt đứt sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, làm cho con người mất đi hạnh phúc, phải đau khổ và phải chết. Chuyện sa ngã của Nguyên tổ đã chứng minh điều đó. Lịch sử cứ độ của Dân Chúa, tội thì Chúa phạt, hối cải thì Chúa tha và cứu. Nên mỗi khi lâm vào hoàn cảnh bi đát đau thương hay thất vọng, Dân Chúa đều nhận ra rằng cần phải sám hối trở về giao hòa với Thiên Chúa để được chữa lành. Mùa Chay là mùa sám hỗi, chúng ta hãy ra sức làm những việc cần thiết để được giao hòa và hiệp thông với Chúa, hầu được Chúa ban ơn.
Trong đời sống người kitô hữu, nhiều khi lắng nghe lời Chúa xong, chúng ta đã có quyết tâm đi xưng tội, làm việc đền tội, nhưng rồi kết quả không mấy khả quan, thì Mùa Chay là cơ hội rất thuận lợi. Thư thánh Phaolô nói với chúng ta : « Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ» (2 Cr 6,2). Đây là thời gian khẩn trương trong năm phụng vụ, thời gian thuận tiện được ban cho chúng ta để đẩy mạnh quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, thực hành khổ chế một cách quảng đại hơn, để đi tới và giúp đỡ tha nhân đang túng thiếu: đó là một hành trình tinh thần giúp chúng ta chuẩn bị sống Mầu Nhiệm Phục Sinh. Vậy chúng ta hãy tin tưởng điều đó và bước vào Mùa Chay Thánh.
Xem thêm …
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các cộng đồng Hội Thánh đừng rơi vào tình trạng ghen ghét và ganh tỵ (24/02/2014)
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các cộng đồng Hội Thánh đừng rơi vào tình trạng ghen ghét và ganh tỵ: “Có bao nhiêu cuộc chiến tranh diễn ra giữa dân của Thiên Chúa và trong những cộng đồng khác nhau của chúng ta!”. “Chúng ta sẽ rao giảng Tin Mừng cho ai nếu đây là cách chúng ta hành động?” Ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cổ võ cho sự phát triển trách nhiệm của giáo dân, là những người thường không được tham gia “vào việc đưa ra những quyết định” vì “một chế độ giáo sĩ trị quá đáng”. Ngài nói thêm rằng có một nhu cầu cho “những cơ hội còn rộng lớn hơn cho sự hiện diện sâu sắc hơn của phụ nữ trong Hội Thánh”, đặc biệt “trong những khung cảnh khác nhau mà ở đó những quyết định quan trọng được đưa ra”. “Những đòi hỏi rằng quyền lợi chính đáng của phụ nữ phải được tôn trọng… không được thể nhẹ nhàng tránh né”. Những người trẻ phải “đóng vai trò lãnh đạo quan trọng hơn”. Đối với tình trạng khan hiếm ơn gọi ở nhiều nơi, ngài nhấn mạnh rằng “các chủng viện không thể chấp nhận các ứng viên dựa trên bất kỳ động lực nào”.
Xem thêm …Ghen tương và đố kỵ là những cánh cửa mà qua đó ma quỷ xâm nhập vào thế giới (24/02/2014)
Trong bài giảng Thánh Lễ sáng Thứ Năm, 23 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về ghen tương và đố kỵ như những cánh cửa mà qua đó ma quỷ xâm nhập vào thế giới.
Xem thêm …Một chút nhân sinh quan (22/02/2014)
Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love &Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc.
Xem thêm …Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây (21/02/2014)
“Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”. (Yang Liu)
Xem thêm …Lợi và hại (nhiều hơn) của Facebook (26/01/2014)
Lợi và Hại của FACEBOOK
Mạng xã hội ra đời trên internet có thể nói là một bước tiến mới của ngành công nghệ thông tin,hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới nói chung và cả sinh viên (SV) nói riêng.”Thế giới ảo” này góp phần đưa con người đến gần nhau hơn.
Trước tiên là những cái lợi trước mắt bạn nè..
Mạng xã hội giúp mọi người kết nối với nhau.
Đây là khu vực bạn bè của bạn vừa làm quen thể hiện đầy đủ thông tin của một người như họ tên, giới tính đến địa chỉ, từ trường đại học, trường phổ thông, công ty và các tổ chức,..Bất cứ ai trên mạng cũng có thể nhìn thấy profile của bạn (trừ khi bạn thay đổi thiết lập riêng tư choprofile của mình). Bằng cách gia nhập một mạng, cơ hội gặp những người mà bạn biết tăng lên rõ rệt, bên cạnh đó bạn còn có thể gặp được những người muốn chia sẻ cùng sở thích giống mình.
Cung cấp không gian riêng để mọi người thể hiện mình nhưng lại không đảm bảo về tính bảo mật
Mọi đều nói về mình bằng hình ảnh hay lời nói đều hiển thị cho cả thế giới xem gồm cả nhân viên, sinh viên cùng trường hay khác trường kể cả người lạ mà mình không hề quen biết. Lúc mình đăng bài viết này lên bài viết kia lên không phải lúc nào cũng đủ chính chắn để hiểu hết hậu quả của việc làm này..
Càng nói càng phát hiện ra có rất nhiều vấn đề cần phải nói “nghiện” facebook có thể nói là một căn bệnh khó chữa.
Mới đầu, nhiều bạn biết đến mạng xã hội Facebook (FB) chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần vào mạng mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Thậm chí, có những bạn mắc “hội chứng Facebook”, không có việc gì làm cũng vào vào facebook, đôi khi chỉ là update những điều không đâu.
Nhiều bạn không bao giờ chia sẻ gì về mình trên Facebook, nhưng lại dành rất nhiều thời gian để lượn lờ đọc Facebook người khác, xem ảnh hoặc comment mãi không dứt ra được.
Dần dần, việc nghiện mạng cộng đồng không còn là điều hiếm thấy trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Đối với nhiều bạn trẻ nhất là giới sinh viên hiện nay, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập.
Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn “lưu luyến” với “ảnh Face” mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chúng mình.Nó như ăn sâu vào máu vậy
Chưa kể đến việc giảm thị lực khi bạn dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng để cắm cúi nhìn màn hình máy tính. Nếu bạn cứ ngồi lâu một chỗ thì cơ thể cũng sẽ trì trệ hơn.
Ảnh hưởng đến cuộc sống thực
Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực… trở nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn.
Làm thế nào để “cai nghiện” đây?
Cũng vì nhận ra tác hại của Facebook mà rất nhiều bạn đã quyết tâm từ bỏ cho bằng được. Nhiều hội “cai FB” đã xuất hiện trên… FB như: “Hội những người quyết tâm cai Facebook”, “Hội những người quyết tâm cai Facebook nhưng không thành công”.
Cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng xấu của Facebook đến cuộc sống của bạn là hãy tự hạn chế mình, đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày.
Bạn cũng nên cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên FB và bớt like. Hãy cứ thử 1 tuần không vào Facebook xem cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?
Một nghiên cứu mới đây ở một trường đại học của Mỹ cho thấy:
Những SV sử dụng FB có kết quả học tập kém hơn 20% so với SV khác
Ngoài giờ học, 88% SV không sử dụng FB tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa
75% SV sử dụng FB không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập
Một số ảnh hưởng tiêu cực mà mạng xã hội lớn nhất hiện nay gây ra cho trẻ là:
– Lòng tự ái ở mức cao.
– Rối loạn tâm lý, bao gồm các hành vi chống đối xã hội, hoang tưởng, sống tiêu cực, uống nhiều rượu.
– Thường xuyên bỏ học, nguy cơ cao bị đau dạ dày, mất ngủ, lo âu, trầm cảm.
Kết quả học tập sút kém.
– Tỷ lệ đọc thấp.
Vì vậy”Nên coi Facebook là nơi chia sẻ tình hình, thông tin và những sự cảm thông hữu ích, đồng thời luôn cẩn trọng với những mối quan hệ mở, những người bạn dễ dàng có được chỉ bằng một cái click chuột. Ta không thể lường được họ sẽ mang đến những bất ngờ ‘tai hại’ như thế nào. Nhẹ thì tổn thương về tinh thần nhưng nặng hơn thì có thể là cả về thể xác, thậm chí bị lừa đảo, lợi dụng”.
Xem thêm …Mẹ La Mã Bến Tre và những mối tình (06/01/2014)
Chuyện kể lại rằng một ngày kia, nhân dịp Lễ của Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre, sau Lễ, con cái của Mẹ lại quây quần trước linh ảnh Mẹ để cầu nguyện. Trong đoàn con ngày hôm ấy, có người được ơn này được ơn kia đến tạ ơn và cũng có người đến để xin ơn gì đó với Mẹ.
Chẳng hiểu sao, trong đoàn hôm ấy có cô giáo về hưu kia gặp được một linh mục rất sùng kính Đức Mẹ, cách riêng Mẹ La Mã Bến Tre. Cha và con gặp nhau chia sẻ những ơn lành nhận được từ Mẹ và trao cho nhau số điện thoại cũng như hẹn ngày gặp lại nhau để chia sẻ những ơn lành của Mẹ.
Từ mối nhân duyên ấy, tôi được may mắn tháp tùng với Cha có lòng sùng kính đặc biệt Đức Mẹ La Mã Bến Tre đến thăm già đình của cô giáo về hưu cũng như những gia đình được nhiều ơn lành từ Mẹ.
Xe lăn bánh, bỏ lại Sài Thành đô hội khi trời còn sớm. Lần đầu tiên đến mảnh đất nổi tiếng Vĩnh Kim với vú sữa nên phải hỏi đường đến mấy lần. Sau khi nhận ra nhau, cô giáo về hưu Anna Maria Nguyễn Thị Xuân Ánh dẫn đoàn chúng tôi về thăm nhà.
Chia sẻ tâm tình của mình, cô Ánh cho biết rằng cô và chồng là Đảng Viên, hiện đang ở tại ấp Thới, xã Đông Hòa, Châu Thành – Tiền Giang. Chồng cô mới qua đời ít năm. Cô có hai người con, một người mất năm 1982 khi lên 5 tuổi. Hiện cô đang sống với cô con gái là thạc sĩ đang dạy ở Đại Học Tiền Giang. Nhờ ơn Chúa, và cách riêng qua Mẹ La Mã Bến Tre, Cô trở thành con cái ngày 13 tháng 4 năm 1990.
Nhờ Mẹ và qua Mẹ, cô Ánh đã được rất nhiều ơn, đặc biệt nhất là ơn giới thiệu nhiều người xa Chúa xa Mẹ lâu năm và đặc biệt là những người chưa biết Chúa. Có những người ở cạnh xứ nhà nhưng cũng có người ở tận Cà Mau cũng được ơn chữa lành và trở lại cùng Chúa.
Trong tâm tình hiệp thông và chia sẻ, tại nhà cô Ánh, chúng tôi được gặp khá nhiều chứng nhân đã được ơn chữa lành và trở lại cùng Chúa qua Mẹ La Mã Bến Tre.
Bà Nguyễn Thị Sâm năm nay 61 tuổi, đến với Mẹ và được Mẹ “mách bảo” hãy trở về cùng Chúa. Bà đã quyết tâm trở lại …
Anh Tâm cùng con của Anh được chữa lành. Sau nhiều năm tháng sống chung với người vợ Công Giáo anh vẫn nguội lạnh. Một lần kia, theo chị Ánh đến hành hương Mẹ La Mã Bến Tre, khi trở về, anh xin theo Chúa và nhận bí thích Thanh Tẩy cách đây 5 tháng …
Anh Năm Chánh cũng nguội lạnh nhưng khi đến với Mẹ, Anh đã trở lại và giờ đây trở nên chứng nhân của lòng thương xót Chúa và Mẹ. Đặc biệt với anh Chánh là anh được chữa lành bệnh và anh đã vượt qua được căn bệnh quái ác ung thư trực tràng được 25 năm. Trong cơn nguy tử, anh đã kêu cầu danh Mẹ : Mẹ La Mã Bến Tre xin cứu con.
Cùng với tâm tình chia sẻ, chị Anna Hưởng hiện là Phó Ban Truyền giáo của giáo hạt nơi chị ở đã xúc động khi kể lại việc Mẹ La Mã Bến Tre chữa lành cho em của chị là Kim Chi cùng với người học trò. Nhờ ơn Mẹ, người học trò được ơn trở lại và đã trở thành con cái Chúa …
Nhiều và nhiều tâm tình nữa được kể ra rất thành tâm. Cũng khá lâu ở nhà cô giáo Ánh, chúng tôi được đưa đến thăm nhà của anh Tâm. Anh vừa qua đời được vài tháng. Trước khi ra đi, anh được trở thành con cái Chúa và nhận bổn mạng là Phêrô. Đến nhà, được chị chia sẻ niềm tin của gia đình. Gia đình đã chuộc ảnh Mẹ La Mã Bến Tre về tôn kính cùng với bàn thờ Chúa được để nơi trang trọng. Chị và con cháu tin rằng giờ đây anh Phêrô Tâm đã ở bên Chúa cũng như phù hộ cho gia đình.
Rời gia đình anh Tâm, đoàn chúng tôi ăn trưa vì thời gian cũng đã khá trễ.
Hết sức đặc biệt, trong giờ cơm trưa, chúng tôi được nghe chị Hưởng kể lại cuộc đời của chị : Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, thân lập thân hết sức khó khăn. Năm 21 tuổi, cô đến Biên Hòa và xin vào ở trong một ngôi chùa. Ròng rã 4 năm trường ăn chay và học trong Chùa. Đặc biệt là mỗi chiều Thứ Bảy hay Chúa nhật chị vẫn tranh thủ tham dự Thánh Lễ. Sau 4 năm, chị trở về đời sống thường với quầy hàng bán thuốc thú y. Với cuộc đời nổi trôi và những năm tháng tưởng chừng rơi vào bế tắt, giờ đây niềm tin của chị vào Chúa được thay đổi hoàn toàn. Cách đặc biệt, chị chạy đến với Mẹ La Mã Bến Tre và nhận được nhiều ơn lành mà theo kiểu nói của chị là “không kể xiết”.
Giờ đây, chị là một giáo lý viên nhiệt thành. Chị cũng là hội trưởng hội Mân Côi và cánh tay đắc lực trong hội Caritas. Chị nhận được quá nhiều ơn và chị sẵn sàng làm chứng cũng như chia sẻ lời Chúa và phụ giúp việc dạy giáo lý cho những người chưa biết Chúa.
Cơm trưa vừa xong, chúng tôi tranh thủ lên đường đến nhà cụ Maria Nguyễn Thị Kim Liên năm nay 83 tuổi. Bà có tất cả 8 người con : 5 gái và 3 trai. Cụ đã nguội lạnh, không đến với Chúa từ hơn 60 năm trước. Trong một chuyến hành hương La Mã Bến Tre, cùng với sự động viên của người em gái tên Oanh, khi trở về bà đã trở lại đạo. Đặc biệt, sau khi nhận bí tích xức dầu, bà khỏe hẳn và đã đi lại bình thường sau nhiều tháng nằm liệt.
Chuyện cũng chẳng có gì để ghi nhận nơi gia đình này nếu không phải nói là biến cố cả gia đình trở thành con cái Chúa.
Từ ngày bà được ơn chữa lành và nhận các bí tích, lũ cháu đoàn con thấy người Mẹ hiền trở về với Chúa, không ai bảo ai, cả nhà, 29 người con lẫn cháu của bà đã lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy vào ngày 1 tháng 9 năm 2013 vừa qua.
Rất vui khi thấy Cha Phêrô – người có lòng sùng kính Mẹ La Mã Bến Tre cách đặc biệt – ngồi cạnh giường nghe bà tâm sự. Cha lắng nghe chia sẻ về cuộc đời của Bà. Bà không ngần ngại thưa với Cha Phêrô về quãng đời dài Bà xa Chúa và nay đã trở lại cùng với 29 người con cháu của Bà. Giờ đây bà mãn nguyện và sẵn sàng trở về với Chúa khi nhìn thấy con cháu đã trở thành con cái Chúa và cách riêng Bà đã trở lại. Nhờ ơn Mẹ La Mã Bến Tre mà gia đình của Bà đã hoàn toàn trở lại cùng Chúa và Mẹ.
Đáp lại tình thân của gia đình, đoàn chúng tôi lại quây quần bên bàn cơm chia sẻ chút tình huynh đệ. Trên bàn ăn, chúng tôi lại được nghe những mối tình giữa Mẹ và con và con với Mẹ La Mã Bến Tre.
Giờ chia tay cũng đến, chúng tôi rời Vĩnh Kim – quê hương đặc sản nổi tiếng với cây vú sữa – để trở về Sài Thành.
Lòng hân hoan và vui sướng đến với đoàn, cách riêng là Cha Phêrô, ngày hôm nay chúng tôi được nghe kể lại, được ghi nhận từ những chứng nhân thật về lòng sùng kính Mẹ La Mã Bến Tre cũng như những tình thương trào tràn mà Mẹ La Mã Bến Tre ngày ngày vẫn đổ đầy trên những ai chạy đến với Mẹ. Cha Phêrô – người có sáng kiến cũng như chủ trì cuộc viếng thăm hôm nay – là người chịu ơn của Mẹ La Mã Bến Tre rất nhiều. Và vì thế, tình thương của Ngài với Mẹ ngày mỗi ngày càng thêm thắm thiết và Mẹ lại càng thương Cha cách riêng.
Nhờ Mẹ La Mã Bến Tre và với Mẹ mà ngày mỗi ngày những ai chạy đến với Mẹ đều không ra về với tay không.
Cũng nhờ Mẹ La Mã Bến Tre và với Mẹ, ngày hôm nay chúng tôi lại khám phá thêm những ơn lành, những mối tình hết sức đặc biệt giữa Mẹ và con và giữa con và Mẹ.
Xin Mẹ La Mã Bến Tre cùng đồng hành, cùng sẻ chia và đặc biệt ban những ơn lành cần thiết cho những ai đến với Mẹ.
Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre – chúng con yêu mến Mẹ.
Anmai, CSsR
Xem thêm …Hãy bỏ qua “OÁN HỜN” (02/01/2014)
Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ. Có hai người con trai sinh đôi, hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình. Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng đó. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất.
Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất.
Người em hỏi người anh: – Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ?
Người anh đáp: – Không. Tuy thế người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn hỏi: – Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó !
Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không lâu sau một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ.
Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước vào và hỏi người bán hàng: – Anh đã ở đây bao lâu rồi . Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp: – Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đã đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi .
Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.
Anh ta đề nghị: – Ông có vui lòng sang cửa bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không ? Rồi người đàn ông lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ.
Trong cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt con người với nhau, những lời nói vội vàng không suy nghĩ, những lời chỉ trích, buộc tội hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt, họ có thể không bao giờ quay lại với nhau được nữa. phương cách tốt nhất để tránh những tình huống gây tổn thương này là bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của nhau. Điều này không dễ dàng nhưng cũng chẳng phải là quá khó khăn. Bỏ đi những bực dọc rồi bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn yêu mến
Xem thêm …
Cô giáo và cậu học trò lớp Năm (22/12/2013)
Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ.
Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau.
Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa”.
Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng thấp nhất).
Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích học tập của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những điều đọc được.
Cô giáo phụ trách lớp 1 đã nhận xét Teddy như sau : “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”.
Cô giáo lớp 2 nhận xét : “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”.
Giáo viên lớp 3 ghi : “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”.
Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 nhận xét : “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.
Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn.
Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những món quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xạm màu mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt một ít nước hoa trong chai lên cổ tay. Hôm đó Teddy đã nán lại cho đến cuối giờ để nói với cô : “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”.
Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học trò cưng nhất của cô.
Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết : “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”.
Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng ba trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”.
Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”.
Rồi bốn năm sau nữa cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard – giáo sư tiến sĩ.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể.
Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra ? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất.
Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson :”Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”.
Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu :
“Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chỉ biết thế nào là dạy học kể từ khi cô được gặp em”.
Xem thêm …Thư gửi các sinh viên, học sinh Công Giáo dịp lễ Giáng Sinh 2013 (19/12/2013)
Các con rất thân mến,
Trong niềm hân hoan và hy vọng, chúng ta đã chuẩn bị tâm hồn suốt Mùa Vọng để long trọng cử hành Đại lễ Giáng Sinh, kỷ niệm Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Hôm nay, ngày ấy đã gần kề, Cha rất vui mừng gửi đến các con lời cầu chúc Giáng Sinh, được An bình và Thánh đức trong Chúa Hài Nhi và Cha cũng muốn chia sẻ với các con đôi tâm tình mục tử của Cha.
Vào dịp Lễ Giáng Sinh, tâm hồn chúng ta tràn ngập niềm vui và ngay cả những anh chị em chưa nhận biết Chúa, cũng rộn ràng hân hoan. Người ta trang hoàng nhà cửa, đường phố bằng cây thông, ngôi sao và những bóng đèn muôn màu nhấp nháy; người ta nhớ đến những người thân yêu, gửi cho nhau những cánh thiệp Giáng Sinh, và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất; người ta, nhất là các bạn trẻ, còn thăm viếng, tặng quà cho những kẻ bất hạnh: đau yếu, bệnh tật, nghèo đói, già cả, neo đơn; cả những trẻ em đường phố, mồ côi, vô gia cư cũng được thăm viếng và tặng quà; nơi nào có chiến tranh, người ta ký kết đình chiến để tận hưởng Bình an và Niềm vui của Chúa Giáng Sinh. Đúng thật, Lễ Chúa Giáng Sinh làm cho thế giới xinh đẹp hơn, vui tươi hơn.
Tại sao vậy? Lý do là Thiên Chúa đã xuống thế làm người vì thương yêu nhân loại. Đúng vậy, khi thương yêu nhau, người ta sẽ quảng đại chia sẻ cuộc sống và số phận cho nhau. Thánh Gioan viết: “Những ai đón nhận Người…, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12), tức là được nhận vào gia đình của Thiên Chúa và tham dự đời sống thần linh với Chúa. Vì nghĩa cử yêu thương này không phải của con người, nhưng là của chính Thiên Chúa toàn năng, cho nên nó càng tác động mạnh mẽ, và có sức khơi dậy khả năng yêu thương mà chính Chúa đã đặt để trong lòng mọi người.
Vì thế, trong dịp lễ Giáng Sinh này, Cha và các con, chúng ta sẽ cùng nhau mở lòng đón nhận Hài Nhi Giêsu, để niềm vui trào dâng trong lòng và ra đi, chia sẻ niềm vui đó cho mọi người được hạnh phúc hơn, cho thế giới này tươi đẹp hơn, cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Hòa nhịp với bao người Công giáo trên toàn thế giới, nhất là những bạn trẻ như các con, đang làm nhân chứng cho Tình yêu Chúa, các con hãy nghĩ đến những anh chị em đang đau khổ, nghèo đói, bệnh tật, cô đơn bất kể lương giáo, giầu nghèo và đem đến cho họ niềm vui theo cách thức mà Tình yêu Chúa thúc đẩy, và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ nơi các con sáng kiến ra.
Bản thân các con cũng như cha mẹ và các linh mục đang phục vụ giáo xứ, ai cũng mong ước các con được nghỉ học trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh để tham dự Thánh Lễ mừng Chúa ra đời, và để hưởng niềm vui Giáng Sinh trong gia đình và nơi giáo xứ. Thế nhưng nhiều người trong các con vẫn phải đến trường như mọi ngày. Dù vậy, các con vẫn có thể gìn giữ niềm vui của Chúa Hài Đồng chứa chan trong lòng các con và niềm vui đó chẳng ai có thể lấy đi được.
Hoàn cảnh này, Cha thiết nghĩ, lại là cơ hội thuận tiện để các con đem niềm vui của Chúa đến trường học, chia sẻ với quý Thầy Cô và bạn bè, nhất là những người bạn không cùng niềm tin với chúng ta. Các con hãy diễn tả cho mọi người thấy niềm vui Giáng Sinh đang trào dâng trong lòng các con, một niềm vui chỉ có Thiên Chúa Tình Yêu mới có thể trao ban. Cho nên, với niềm vui của Chúa chất chứa trong lòng, các con sẽ làm cho bầu khí trong nhà trường được vui tươi hơn, nhân ái hơn: bằng nụ cười tươi nở trên môi, bằng những nghĩa cử thân ái yêu thương, bằng những cánh thiệp xinh xắn, bằng những món quà đơn sơ và ý nghĩa trao tặng Thầy Cô và bạn bè. Được như vậy, việc các con phải đi học trong ngày lễ Giáng Sinh lại trở thành nguồn ơn phúc và mang lại niềm vui cho quý Thầy Cô và các bạn học của các con. Còn các con lại được vui mừng vì chính nơi các con lời Thánh Phaolô viết năm xưa đã được thực hiện: “Anh chị em hãy vui lên trong Chúa luôn; tôi nhắc lại, anh chị em hãy vui lên. Sao cho mọi người thấy được sự hiền hòa dễ thương của anh chị em. Chúa đã tới gần” (Pl 4,4-5).
Cuối cùng, Cha xin các con chuyển đến quý Thầy Cô và các bạn không phải là người Công giáo trong trường lớp của các con lời chào thân ái và quý trọng của Cha, cùng với lời cầu chúc ơn An bình của Chúa Giáng Sinh.
Nguyện xin Chúa Hài Đồng ban cho các con Niềm vui và sự Bình an của Người. Xin các con cũng cầu nguyện cho Cha nữa.
Với lòng quý mến, Cha thân ái chào các con.
Ngày 14 tháng 12 năm 2013
Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo
Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo
Xem thêm …Chữ Tín (15/12/2013)
Ngày xửa ngày xưa, có 1 họa sĩ trẻ, không có tiếng tăm, sống trong 1 căn phòng chật hẹp, cũ kỹ, chuyên đi vẽ chân dung cho người khác kiếm sống qua ngày.
Một ngày nọ, có 1 nhà phú hộ, thấy những bức tranh của chàng họa sĩ trẻ rất sống động, nên đến nhờ chàng vẽ cho 1 bức chân dung. Đôi bên đồng ý với giá là 10.000 đồng.
Sau 1 tuần lễ, bức tranh đã hoàn thành, nhà phú hộ đến đúng hẹn để lấy tranh. Đến lúc đó, ông nhà giầu đó sanh lòng phản phúc, vì thấy chàng họa sĩ vừa trẻ, vừa nghèo vừa chả tiếng tăm gì, nên đã không chịu trả đúng số tiền đã thỏa thuận từ trước. Vì Ông ta nghĩ bụng rằng: Bức tranh là chân dung của mình, nếu ta không mua, thì chả có ai bỏ tiền ra mua cả! Thế thì tại sao ta lại phải trả đến giá cao như thế cho bức tranh này? Nghĩ thế ông ta bèn trở mặt, không chịu trả đúng 10.000 như đã giao hẹn nữa, mà chỉ chịu trả 3000 đồng thôi.
Chàng hoạ sĩ trẻ choáng váng, vì chưa gặp chuyện như thế bao giờ, nên đã kiên nhẫn, cố gắng giải bầy cặn kẽ cho ông khách đó rằng, đây là đã giao hẹn rồi, xin ông hảy nên làm người giữ chữ Tín. Ông khách thấy thế, biết là mình đã chiếm thượng phong, bèn dứt khoát: Thôi anh đừng dài dòng lôi thôi, tôi hỏi anh, 3000 có chịu hay không?
Chàng hoạ sĩ nghe thế, biết là cha này chơi xỏ lá, tay trên, bèn cố nén cơn giận, trả lời người khách với 1 giọng kiên quyết: Không bán! Tôi thà thí công vẽ, chứ nhất định không chịu để ông làm nhục tôi như thế! Hôm nay ông nuốt lời, bất tín với tôi, thì tương lai chắc chắn ông phải trả giá gấp 20 lần!!
-Cái gì? Anh nói giỡn chơi! 20 lần là 200.000, tôi đâu có ngu mà trả đến 200.000 để mua bức tranh này!!
– Rồi ông sẽ biết! –Chàng họa sĩ nói theo khi người khách bỏ đi!
Trải qua câu chuyện đau lòng như thế, chàng họa sĩ đã dọn đi, đến 1 nơi khác, tầm sư học nghề, khổ công luyện tập.
Trời không phụ lòng người, mười mấy năm sau, chàng đã dành được 1 chỗ đứng khá quan trọng trong giới hội họa, trở nên 1 họa sỉ khá nổi tiếng. Còn nhà phú hộ? Ngay ngày hôm sau thì ông ta đã quên mất câu chuyện chơi xỏ thằng họa sĩ trẻ đáng thương đó rồi.
Cho đến 1 ngày, có mấy người bạn thân đã đến kễ cho ông ta nghe cùng 1 câu chuyện lạ:
-Này ông! có 1 câu chuyện lạ ghê! mấy ngày nay, chúng tôi có đi xem 1 buổi triển lãm tranh của 1 ông họa sĩ nổi tiếng, ở đó có treo 1 bức tranh đề giá chắc nịch, mà trong tranh là 1 nhân vật trông y hệt như Ông, giá đề: không thương lượng: 200.000 đồng! Mà cái buồn cười là, tiêu đề của bức tranh là: BANDITO!! ( Đạo tặc!! ).
BANDITO
Như bị trời giáng, ông nhà giầu nhớ ngay đến câu chuyện năm xưa.
Lúc đấy, ông mới biết là việc mình làm ngày trước đã tổn thương người họa sĩ trẻ đến mức nào. Ngay tối hôm đó, ông ta đã tìm ngay đến chàng họa sĩ, thành thật xin lỗi, và ngỏ lời xin mua lại bức tranh đó với giá 200.000 đồng.
Chàng họa sĩ trẻ đó tên là: Pablo Ruiz Picasso (1881-1973)
Xem thêm …Mua chịu vé số ế, trúng liền 4 giải độc đắc (04/12/2013)
Hơn 2 năm nay, Bôn “ba gác” lại càng nổi tiếng hơn khi trúng 10 tờ vé số độc đắc và giải an ủi rồi tặng luôn cho người bán vé số 1 tờ vé trúng giải đặc biệt, trị giá 1,5 tỷ đồng.
Xem thêm …Ba điều ước cuối cùng (30/11/2013)
Đây là một đề tài rất giản dị nhưng rất quý mà ít người nghĩ đến.
Xem thêm …Lương tâm giá bao nhiêu? (26/11/2013)
“Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm”
Xem thêm …Những tấm lòng cao quý và nhân hậu (13/11/2013)
Mỗi bức hình dưới đây đều kể một câu chuyện. Những câu chuyện đời thường, giản dị nhưng có sức lay động tận tâm hồn người xem. Và có thể bạn sẽ rơi nước mắt. Mời các bạn xem
Xem thêm …CHA MẸ ĐÃ HY SINH CHO CON CÁI NHƯ THẾ NÀO ? (29/10/2013)
Những hình ảnh thật vừa xảy ra tại VN. Rất xúc động… các bạn đừng bỏ qua nhá…
Xem thêm …
Lịch sử tượng Đức Mẹ Fatima (14/10/2013)
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cung hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Maria vào ngày 13 Tháng Mười này, trong dịp cử hành Ngày Thánh Mẫu và trước bức tượng Đức Mẹ Fatima, là bức tượng nguyên thủy được đưa đến từ thánh địa Fatima, Bồ Đào Nha.
Trực tiếp từ Vatican – ngày 12 và 13 tháng 10 – 2013 Đức Giáo Hoàng sẽ cung hiến Thế Giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ – ai nghe được thì nghe Radio Vatican – ai xem được thì xem TV mình có nhé ! ở Pháp và Bỉ có đài KTO (với Belgacom ở Bỉ là đài số 299) giờ này đang có trực tiếp với Đức Thánh Cha François tại Place St Pierre, từ lúc 17 gìờ (Bruxelles)
Một sự lạ lùng đã xảy ra trong suốt cuộc thánh du này, được gọi là phép lạ ‘Chim Bồ Câu’ theo ngôn ngữ cuả Cha Oliveira, một linh mục Mỹ tham dự cuộc thánh du, lời chứng của Ngài tóm tắt như sau:
3 con chim bồ câu được người ta tung lên trong buổi lễ ở một thị xã gọi là Bombazral gần Fatima, đã không bay đi mà đã bay vòng vòng nhiều lần rồi xà xuống nằm dưới chân bức tượng, không ăn uống trong suốt 2 tuần lễ và cũng không rời chỗ cho dù có nhiều tiếng kèn trống inh ỏi cuả hàng chục ban nhạc. Báo chí Bồ đào Nha đã bàn luận và thêu dệt ồn ào về hiện tượng lạ lùng này. Khi đến nhà thờ Chính Toà ở Lisbon, trong buổi lễ nghinh đón có nhiều giám mục tham dự, ngay lúc vị chủ tế đọc lời truyền phép Thánh Thể thì 2 con chim đã bất ngờ quạt cánh bay lên và đáp xuống hai bên bàn thờ, nằm phủ phục như thể chiêm bái Mình Thánh Chuá vậy và chúng đã nằm như vậy cho đến hết buổi lễ, còn con thứ ba thì trong lúc hiệp lễ đã đậu trên vương miện cuả Đức Mẹ, giang đôi cánh ra rất lâu trông giống như một thiên thần. Sau buổi lễ, chúng bay đi mất.
Bức tượng được đưa về Fatima và được cung nghinh trong các cuộc rước trọng thể, đặc biệt là các ngày 13 tháng 5 và 13 tháng 10 mỗi năm.
Ngoài bức tượng nguyên thủy vừa kể, còn có 2 bức tượng gỗ khác gọi là tượng Thánh Du, lai lịch như sau:
Để đáp ứng với những yêu cầu muốn được thực hiện các cuộc thánh du ở nhiều nơi trên Thế Giới, Đức Giám Mục cuả Fatima đã viết thư cho chị Lucia có ý muốn gửi bức tượng ‘nguyên thủy’ đi, nhưng chị Lucia đã khuyên nên dùng một bức tượng khác đang được nhà điêu khắc trứ danh là Jose Thedim thực hiện theo lời mô tả cuả chị. Và do đó một bức tượng thứ hai được gọi là tượng ĐM Fatima Thánh Du Quốc Tế (International Pilgrim Virgin Statue of Our Lady of Fatima) đã được làm phép và gửi đi vào ngày 13 tháng 5 năm 1947. Bức tượng Thánh Du Quốc Tế này còn có tên gọi là Bức Tượng Fatima Trái Tim Vô Nhiễm vì tượng có hình trái tim Mẹ. Bức tượng từng qua thăm Miền Nam Việt Nam từ 1965 cho đến 1967.
Cũng cùng năm 1947, nhân dịp mừng lễ 30 năm ngày phép lạ Mặt Trời Xoay, ngày 13 tháng 10, người ta lại thánh hiến một bức tượng thứ ba gọi là tượng Thánh Du ‘Phương Tây’ (the Western statue, chắp tay giống như tượng nguyên thủy) và trao cho Đạo Binh Xanh cuả Hoa Kỳ. Bức Tượng Phương Tây thường du hành các xứ Mỹ Châu. Cả hai bức tượng Thánh Du đã đi qua trên 100 quốc gia, kể cả Nga và Trung Quốc.
Note*: Đây là bức tượng đầu tiên được khắc bằng gỗ và được đem ra tôn kính tại Nhà Nguyện Nhỏ (Capelinha) kể từ ngày 13 tháng 5 năm 1920. Bức tượng đã được ĐGH Pius XII đặt vương miện vào năm 1946 (tại Roma.) Cũng vào năm đó (1946), sau khi kết thúc một đại hội giới trẻ, các thanh niên Bồ Đào Nha đã cung nghinh bức tượng (trên vai) từ Fatima đến Lisbon, đi qua và dừng lại ở nhiều thị trấn. Dân chúng đã tụ tập để nghinh đón bức tượng mới được đặt vương miện và cầu nguyện sốt sắng.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella, Chủ tịch Hội đồng giáo hoàng thúc đẩy Tân Phúc Âm Hóa, đã gửi thư cho Đức Giám Mục Antonio Marto cuả địa phận Leiria-Fatima với nội dung như sau: “Đức Thánh Cha ước ao được cử hành Ngày Thánh Mẫu với một dấu chỉ đặc biệt là có sự hiện diện cuả bức tượng cuả Mẹ mà các Kitô hữu trên toàn thế giới tôn kính một cách đặc biệt, do đó, chúng tôi nghĩ ngay tới bức tượng nguyên thủy đáng yêu dấu của Mẹ Fatima”.
Theo trang web của đền thánh Fatima thì đó là bức tượng đang được lưu giữ ở Nhà Nguyện Nhỏ (Capelinha, Chapel of the Apparitions), là nhà nguyện dựng lên tại nơi Đức Mẹ hiện ra. Bức tượng sẽ được cung nghinh qua Roma vào sáng ngày 12 tháng 10 và sẽ được rước trở về ngay chiều hôm sau, ngày 13 tháng 10.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng “tất cả các hội đoàn Đức Mẹ được mời tham dự Ngày Thánh Mẫu trọng đại này”. Tin sơ khởi từ Đền Thánh Đức Mẹ Fatima cho biết đã có hàng trăm phong trào và tổ chức sùng kính Đức Mẹ sẽ đến Roma tham gia ngày lễ.
Lễ ‘Ngày Thánh Mẫu’ được cử hành hai ngày, ngày Thứ Bảy 12 tháng 10 là cuộc hành hương viếng mộ Thánh Phêrô và nhiều chương trình cầu nguyện và suy gẫm. Vào sáng Chuá Nhật, 13 tháng 10, là thánh lễ đại trào tại Quảng trường Thánh Phêrô do Đức Thánh Cha cử hành.
Nhắc lại vào năm 1917, Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ mục đồng ở làng Fatima Bồ Đào Nha. Đức Mẹ cảnh báo về những bạo lực trong thế kỷ hai mươi nếu thế giới không ăn năn đền tội. Đức Mẹ nhắn nhủ hãy đọc kinh Mân Côi và làm việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.
Ngay sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin đức Hồng Y Jose Polycarp, Thượng Phụ cuả Lisbon, thay mặt Ngài thánh hiến triều đại giáo hoàng của mình cho Đức Mẹ Fatima vào ngày 13 tháng 5, là ngày lễ Đức Mẹ Fatima.
Xem thêm …Tu viện DCCT Sàigòn mừng 80 năm thành lập (1933-2013) (08/10/2013)
(trích từ bài phóng sự của An Mai CSsr, ngày 6/10/2013)
…Trước khi bước vào Thánh Lễ, thầy dẫn lễ mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại sơ lược lịch sử Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Cha Edmond Dion được bổ nhiệm làm Bề Trên tiên khởi của Phụ Tỉnh DCCT Việt Nam, gọi là Phụ Tỉnh Huế. Tuy nhiên, chín năm sau, tức năm 1939, trụ sở chính của Phụ Tỉnh đã được dời về Sài Gòn. Chỉ trong 17 năm đương nhiệm, Cha Giám Phụ Tỉnh Edmond đã lập DCCT khắp 3 miền: Hà Nội năm 1931, Sài Gòn năm 1933 và Nam Định năm 1942
Để chuẩn bị cho việc lập Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn, ba vị thừa sai đã được gởi đi học tiếng Việt: Cha Thesodore Roy học ở Nha Trang, cha Antoine Lapointe và Cha Amédée Fourier học ở Cái Nhum. Ngôi nhà đầu tiên được chọn làm tu viện DCCT Sài Gòn là một tòa nhà ở số 163 đường Paul Blanchy, gần nhà thờ Tân Định) do một phụ nữ đạo đức dâng tặng.
Cha Bề Trên Cả lúc ấy là Patrice Murray đã ký quyết định thành lập Nhà Sài Gòn tại phố Paul Blanchy ngày 7 tháng 10 năm 1933.
Sau đó 4 năm, ngày 24 tháng 3 năm 1937, Nhà Dòng mua một thửa đất rộng 2 hec-ta do nhà băng Đông Dương thanh lý với giá là 12.500 VNĐ thời đó để xây tu viện mới. Hợp đồng mua bán chỉ được ký ngày 5 tháng 1 năm 1939 nhưng công trình đã được khởi công từ 15 tháng 11 năm 1938.
Đến ngày 14 tháng 3 năm 1940, nghĩa là một năm bốn tháng say ngày khởi công, tu việc mới được chính thức khánh thành và đi vào hoạt động.
Hai mươi năm sau, thời Cha Trần Tử Nhãn làm bề trên nhà, tu viện được nâng thêm một tầng và có vóc dáng như chúng ta thấy ngày nay.
Về mục vụ, 12 tháng 3 năm 1963 cộng đoàn được trao giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Tuy nhiên, trong cộng đoàn các cha đã tổ chức mục vụ tại nhà thờ vì nhà thờ đã khánh thành trước đó 10 năm. Công việc chính của cộng đoàn là tổ chức các tuần Đại Phúc, các lớp giáo lý, hành hương kính Đức Mẹ, mục vụ giải tội. ..
Hôm nay, mừng sinh nhật thứ 80 của cộng đoàn, DCCT Sài Gòn mời gọi cộng đoàn cùng chung lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn vàn hồng ân mà Chúa đã tuôn đổ trên nhà dòng qua các thế hệ. Xin tiếp tục cầu nguyện để Dòng Chúa Cứu Thế ngày càng dấn thân hy sinh sống tất cả cho vinh quang Thiên Chúa và phần rồi các linh hồn theo đặc sủng của Cha Thánh Anphongsô – Đấng sáng lập DCCT…..
Xem thêm …Giáo huấn số 10 – Kinh Mân Côi, lời kinh chiêm niệm (07/10/2013)
Vì Kinh Mân Côi xuất phát từ kinh nghiệm của Đức Maria, nên là một lời kinh chiêm niệm tuyệt vời. Không có chiều kích chiêm niệm này, Kinh Mân Côi sẽ mất hết ý nghĩa, như Đức Thánh Cha Phaolo VI đã nhấn mạnh: “Không có chiêm niệm, Kinh Mân Côi chỉ là một cái xác không hồn và việc lần chuỗi có nguy cơ trở thành việc lặp đi lặp lại cách máy móc những công thức, trái ngược với lời Đức Giêsu đã cảnh cáo: ‘Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như bọn dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều thì được nhậm lời ’ (Mt 6, 7). Tự bản chất, việc đọc Kinh Mân Côi đòi phải có một nhịp điệu bình thản và người đọc cần đọc chậm rãi để có thể suy niệm các mầu nhiệm trong cuộc đời của Chúa, được nhìn thấy bằng con tim của Mẹ, là người đã sống hết sức gần gũi với Chúa, và như thế mới khám phá được các kho tàng phong phú vô tận ẩn giấu trong những mầu nhiệm ấy.”
Thật là thích hợp khi ta dừng lại để suy niệm về tư tưởng sâu sắc của Đức Phaolo VI, nhằm đưa ra một vài chiều kích của Kinh Mân Côi, giúp ta thấy rõ hơn đặc điểm riêng biệt của việc chiêm ngắm quy về Đức Kitô.
(Trích Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II ngày 16-10-2002, số 12)
Xem thêm …10 điều suy ngẫm (05/10/2013)
1. Cầu nguyện không phải là “bánh xe dự phòng” để lấy ra khi gặp khó khăn, nhưng là “tay lái” để lái đi đúng đường suốt cuộc tạm hành trên đất nầy.
2. Tại sao xe hơi có KIẾNG TRƯỚC lớn hơn nhiều so với KIẾNG CHIẾU HẬU? Vì QUÁ KHỨ của chúng ta không quan trọng so với TƯƠNG LAI. Vậy, hãy nhìn thẳng phía trước và đi tới.
3. Tình bạn như một QUYỂN SÁCH. Chỉ cần vài phút để đốt đi, nhưng cần vài năm để viết.
4. Tất cả những điều mình có trong đời sống nầy đều tạm bợ. Nếu được hạnh thông, hãy vui hưởng, vì nó sẽ chóng qua. Nếu không thuận lợi, cũng đừng lo lắng, vì nó cũng sẽ không kéo dài.
5. Bạn cũ là Vàng! Bạn mới là Kim Cương! Nếu ta có Kim Cương, đừng quên Vàng! Vì muốn giữ được Kim Cương, ta luôn cần Vàng để bọc Kim Cương!
6. Thường khi ta mất hy-vọng và nghĩ đây là đoạn cuối đường, THƯỢNG ĐẾ ở trên cao cười và nói: “Hãy thư giản, con yêu của ta, đó chỉ là khúc quanh, chứ không phải là đường cùng.
7. Khi Thượng Đế giải quyết những vấn đề của ta, ta đặt niềm tin nơi Ngài. Khi Thượng Đế không giải quyết những vấn đề của ta, Ngài đặt niềm tin vào khả năng của ta.
8. Một người mù hỏi thánh Anthony: “Có thể còn điều nào khổ hơn là bị mù không? Ông thánh trả lời: “Có, lúc ngươi mất định hướng!”
9. Khi chúng ta cầu nguyện cho người khác, Thượng Đế lắng nghe và ban phước cho người đó, và đôi khi chúng ta bình an, hạnh phúc, hãy nhớ rằng một người nào đó đã cầu nguyện cho ta.
10. Sự LO-LẮNG không dẹp bỏ được sự KHÓ-KHĂN ngày mai. Nhưng nó lấy đi sự BÌNH-AN hiện tại.
Hãy sống đơn giản. Yêu thật nhiều. Lo tận tụy. Ăn nói nhân hậu. Hãy giao hết cho THƯỢNG ĐẾ. NGÀI yêu thương bạn. NGÀI luôn luôn yêu thương bạn.
Xem thêm …7 BÀI HỌC SUỐT ĐỜI (05/10/2013)
Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được!
Xem thêm …Diễn Từ của ĐTC Phanxicô dành cho các Giáo Lý Viên tham dự Đại Hội Quốc Tế về Dạy Giáo Lý (03/10/2013)
“Điều đầu tiên đối với một môn đệ là được ở với Thầy, lắng nghe Người, học hỏi từ Người. Và điều này phải luôn luôn, vì đó là một cuộc hành trình kéo dài suốt đời!…Và đây là công việc của các giáo lý viên: liên tục thoát ra khỏi việc tự yêu mình, để làm nhân chứng cho Chúa Giêsu và về Chúa Giêsu cùng rao giảng Chúa Giêsu.”
Xem thêm …Giáo hội Công giáo và Tin lành Luther: Bước tiến mới trong hành trình đại kết (11/01/2013)
WHĐ (17.12.2010) – Sáng 16-12, tại Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến Giám mục Munib A. Younan và Mục sư Martin Junge, tân Chủ tịch và tân Tổng thư kí Liên đoàn Luther thế giới, và phái đoàn cùng đi.
Ngỏ lời với phái đoàn Giáo hội Tin lành Luther, ĐTC nhấn mạnh đã có nhiều tiến bộ đạt được trong nhiều thập niên thảo luận giữa Giáo hội Luther và Giáo hội Công giáo: “Với ơn Chúa giúp, chúng ta đã loại dần các trở ngại và thiết lập được các mối quan hệ cụ thể về sự hiệp nhất, qua sự đối thoại mang tính chất thần học cũng như qua sự hợp tác tại các cộng đoàn địa phương”.
Nhắc đến dịp kỉ niệm 10 năm ra đời bản Tuyên ngôn chung giáo thuyết về ơn công chính hóa, ĐTC nói “đã có một bước đột phá căn bản trong tiến trình lâu dài và khó khăn nhằm tái lập sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các Kitô hữu, đồng thời đã cổ võ tiếp tục cuộc thảo luận về hiệp nhất… Hướng đến dịp kỉ niệm 500 năm các sự kiện đã diễn ra vào năm 1517, các tín hữu Luther và Công giáo được mời gọi đẩy mạnh suy tư hướng đến hiệp nhất, và nài xin Chúa giúp chúng ta cùng tiến về phía trước”.
ĐTC bày tỏ niềm vui mừng được biết Ủy ban quốc tế Công giáo – Tin lành Luther về Hiệp nhất “đang chuẩn bị một văn kiện trình bày những khả năng chung nhằm tạo điều kiện cho đối thoại được tốt đẹp hơn trong khuôn khổ những mối quan hệ mật thiết, sau gần năm thế kỉ phân li. Để đạt tới nhận thức khả quan hơn về bản chất của Giáo Hội, hiện đang là đề tài trao đổi về phương diện đại kết, Ủy ban này nghiên cứu về Phép Rửa và về việc phát triển sự hiệp thông trong Giáo Hội”.
Kết thúc bài diễn văn, ĐTC nói lên niềm hi vọng của ngài: “Tôi mong rằng những cuộc thảo luận này mở ra những chân trời mới cũng như đem lại khả năng mới trong việc đưa ánh sáng của Chúa Kitô đến với mọi thành phần trong xã hội”.
(Theo VIS)
Xem thêm …Tin Lành và Công giáo (11/01/2013)
NHỮNG BẤT ÐỒNG
Người ta có thể chia những bất đồng giữa giáo hội Công Giáo và các giáo hội Tin Lành thành hai loại chính: Những bất đồng căn bản và những bất đồng “tai nạn.”
Các bất đồng tai nạn đã xảy ra theo thời gian và hoàn cảnh địa phương, nhu cầu kỷ luật, biến thiên lịch sử, hội nhập văn hóa mà các giáo hội cảm thấy hữu ích và chấp nhận. Những điều đó đã trở thành cá tính của một giáo hội Tin Lành. Trong trên 300 giáo hội Tin Lành khác nhau, đã không có giáo hội nào hoàn toàn giống giáo hội khác.
Tuy nhiên, chỉ những bất đồng căn bản mới thực sự là những trở ngại chính cho công cuộc hiệp nhất. Các Kitô hữu đã tin rằng con người khi được tạo dựng đã hoàn hảo, nhưng vì xử dụng tự do cách sai lầm nên đã bất tuân lệnh Chúa và sa ngã.
1. Con người sau tội tổ tông (Justification)
Bất đồng đầu tiên giữa Công Giáo và Tin Lành khởi đi từ quan niệm về bản tính của con người sau khi đã sa ngã. Người Công Giáo tin rằng: Sau khi sa ngã, những sung mãn của bản tính và ân sủng của con người đã bị suy yếu. Những ơn Chúa ban cho ông bà Nguyên Tổ trong vườn địa đàng đã bị mất hết. Những ơn đó là ơn siêu nhiên, sự bất tử của thân xác, sự vẹn toàn và không phải đau khổ. Nếu không có ơn Cứu Chuộc, con người sẽ không tự mình tìm đến Nhan Thánh Chúa được. Nhưng bản tính tiên khởi của con người vẫn còn.
Trong khi đó, ông Luther (Lu-Te) lại cho rằng sau khi sa ngã, con người đã mất hết. Tất cả những gì con người làm, kể cả việc thiện, đều gây phiền toái cho Chúa và không có ơn ích gì cả. Sự công chính hóa (justification) chỉ bởi đức tin mà thôi và ơn cứu chuộc là do Chúa ban cách riêng chứ con người không thể tự hưởng bằng những việc lành. Thuyết công chính hóa bởi đức tin đó đã đưa đến ba nguyên tắc khác: Chối bỏ việc con người có lòng muốn tự do (free will), chỉ có công chính hóa ngoại tại, và chối bỏ sự hữu ích của mọi việc thiện.
Ngược lại, người Công Giáo tin rằng con người có toàn quyền xử dụng lòng muốn tự do của mình, ngay cả việc từ chối ơn Chúa ban. Sau khi được công chính hóa toàn diện (bởi đức Tin và Phép Rửa) mọi việc thiện của con người đều nên công trạng. “Ðức tin nếu không có việc làm là đức tin chết.”
2. Ðức tin
Tin Lành: Ðức tin là tác động tối thượng, tin vào Chúa rằng Ngài sẽ cứu ta khỏi hỏa ngục và “che đậy” mọi tội lỗi của ta (Ngài chỉ che đậy chứ tội lỗi vẫn luôn luôn còn). Do đó, đức tin trở nên một hành động của lòng muốn và tình cảm.
Công Giáo: Ðức tin là một sự đồng ý với ơn Chúa mạc khải. Thí dụ: Khi Chúa Kitô nói phép rửa tội thì cần thiết để được cứu rỗi. Chúng ta chấp nhận câu tuyên bố này vì chúng ta tin vào Ngài. Ðức tin đối với người Công Giáo là một hành động của trí khôn.
3. Kinh Thánh
Tin Lành: Kinh Thánh có quyền tôn giáo tối thượng. Không chấp nhận những khẩu truyền kể từ sau thời các thánh Tông Ðồ.
Công Giáo: Chúa Kitô chỉ giảng dạy chứ không viết Kinh Thánh và tự bộ Kinh Thánh đã không được quyền tôn giáo tối thượng. Từ chối khẩu truyền là tự tiện và độc đoán.
Ðối với Tin Lành, mọi người đều có quyền và bổn phận diễn giải Kinh Thánh theo ý mình hiểu. Sự kiện này đã là nguyên nhân đưa đến việc phân chia giữa các giáo hội Tin Lành thành hàng trăm giáo hội khác nhau. Trong khi đó, Công Giáo tin rằng Giáo Hội dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Linh, là cơ quan duy nhất có quyền diễn giải Kinh Thánh. Ðể am tường Kinh Thánh, người ta đã phải thấu hiểu các nguyên ngữ nguyên bản của Kinh Thánh, thần học, lịch sử và khảo cổ học (Archaeology). Do đó, nếu không có những nhà chuyên môn trợ giúp, người ta có thể sẽ không hiểu hoặc hiểu Kinh Thánh cách sai lạc.
4. Quyền bính Ðức Giáo Hoàng
Tin Lành: Giáo hội thì vô hình, những giáo hữu của các giáo hội này chỉ có Chúa biết mà thôi. Ðứng đầu giáo hội là chính Chúa Kitô.
Công Giáo: Chỉ có một giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền do Chúa Kitô khai sáng. Người đứng đầu hữu hình của giáo hội là vị Ðại Diện Chúa Kitô, kế vị thánh Phêrô, là Ðức Giáo Hoàng, là vị Giám Mục thành Roma.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều anh em Tin Lành đã tỏ mối thán phục và cảm tình với các ÐHG đặc biệt là Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
5. Những giáo huấn của giáo hội
Tin Lành: Không công nhận giáo hội là một tổ chức thánh thiện có quyền giảng dạy. Ðối với họ, giáo hội chỉ là một tổ chức thân hữu của những người tin vào Chúa Kitô và cùng chia sẻ Lời Chúa.
Công Giáo (và các giáo hội Ðông Phương): Tin Mừng Cứu Rỗi đến với từng cá nhân qua giáo hội với sự bảo đảm không bị sai lầm mà không một Kitô hữu nào dám tự nhận.
6. Các bí tích
Tin Lành: Từ chối tất cả các bí tích, trừ phép Rửa Tội và nghi thức Tiệc Ly, nhưng họ giữ hai điều này vì vâng theo thánh ý Chúa mà thôi. Các phép thống hối (giải tội), thêm sức, truyền chức thánh, hôn phối, và sức dầu bệnh nhân chỉ được giữ như những nghi thức của giáo hội chứ không phải là bí tích.
Về nghi thức tiệc ly (chứ không phải thánh lễ), người Tin Lành từ chối ý nghĩa “của lễ Hi Sinh” và đặt Lời Chúa thành trọng tâm của việc thờ phượng. Vì giáo hội vô hình, lại không có thánh lễ và năm bí tích khác nên chức linh mục cũng trở nên không cần thiết. Tất cả các tín hữu đều là linh mục mà lễ Truyền Chức là phép Rửa Tội. Tuy nhiên, một số người đã được huấn luyện cách đặc biệt, trở thành mục sư để điều hợp cộng đoàn.
Công Giáo: Công nhận tất cả 7 bí tích do Chúa lập ra. Bí tích Thánh Thể gồm cả Lời Chúa, hiến tế hi sinh, và chia sẻ Mình Thánh, chứ không phải chỉ có Lời Chúa mà thôi. Mọi người cùng tham dự vào thiên chức linh mục của Chúa Kitô và là những phần tử của Nhiệm Thể của Ngài. Một số người được ơn gọi đặc biệt làm linh mục để cử hành Hiến Lễ Hi Sinh.
7. Sự Tiền Ðịnh (Predestination)
Tin Lành: Chúa đã chọn một số người vào Thiên Ðàng, còn những người khác bị vào hỏa ngục, dù có ăn ngay ở lành thế nào cũng không thể thay đổi được ý Chúa.
Công Giáo: Hoàn toàn không chấp nhận thuyết này, vì theo đó, con người không còn có lòng muốn tự do, ngược hẳn với tín lý.
Ngoài ra, người Tin Lành còn chối bỏ luyện tội, họ cho rằng sau khi chết, linh hồn hoặc lên thiên đàng, hoặc xuống hỏa ngục mà thôi. Mọi lời cầu nguyện cho kẻ chết đều không có ích gì cả. Họ cũng hủy bỏ việc sùng kính Ðức Mẹ và các Thánh.
Đức Allah của Hồi giáo hay Đức Giê su? (11/01/2013)
Rick Mathes, một quản giáo trại giam nổi tiếng, kể lại :
Tháng vừa qua, tôi phải dự một khóa đào tạo hằng năm dành cho ai xin làm quản giáo trại giam quốc gia. Trong khóa này có buổi thuyết trình của 3 vị chức sắc đại diện các tôn Giáo: Công giáo, Tin Lành và Hồi giáo. Các vị ấy sẽ trình bày về niềm tin của mình.
Tôi đặc biệt thích thú với bài của vị Iman (giáo sĩ Hồi giáo). Ông trình bày về giáo lý căn bản của đạo Hồi bằng băng viđêô. Sau phần thuyết trình, có phần dành cho khán thính giả nêu thắc mắc.
Tôi đứng lên nói: ”Thưa giáo sĩ, nếu tôi nói có gì sai, xin ngài giúp sửa dạy! Như tôi được hiểu : đa số các giáo sĩ và các chức sắc Hồi giáo tuyên bố JIHAD (thánh chiến) đối với những ai không theo đạo Hồi trên thế giới, mà họ gọi là những“kẻ ngoại đạo” (infidèles). Và lệnh cho mọi tín đồ: nếu giết được một “kẻ ngoại đạo”, thì sẽ được một chỗ trên thiên đàng? Nếu đúng như thế, xin ông vui lòng định nghĩa ai là “kẻ ngoại đạo”?
Vì hoàn toàn đồng ý với điều tôi trình bày, ông không chút do dự trả lời ngay:
“Là những người không theo đạo Hồi!”
Tôi tiếp lời ngay: ”Nếu vậy, theo tôi hiểu, mọi người môn đệ Đức Allah được lệnh
giết chết tất cả những ai không chia sẻ niềm tin của quí ông. Họ sẽ được vào thiên đàng, có phải vậy không ạ, thưa ông? Nếu sai, xin ông cải chính giùm!
Vẻ tự đắc, quyết đoán nơi ông…biến tan đâu mất! Ngại ngùng, rụt rè như đứa trẻ bị bắt quả tang phạm tội, ông đáp: ”Vâng, đúng vậy!”
Tôi nói tiếp: ”Thưa ông! Tôi thật khó hình dung Đức thánh cha Gioan Phaolô II kêu gọi tất cả người công giáo hãy giết chết người Hồi giáo? Cũng như (mục sư) Tiến sĩ Stanley kêu gọi anh em Tin Lành cũng hãy hành động như thế để được vào thiên đàng!?!”
….Vị Iman im thin thít…
Tôi tiếp tục phát biểu: ”Thật khó cho tôi muốn làm bạn với ông khi ông và các chức sắc của ông dạy các tín đồ phải giết chết tôi, như câu 29 chương AL-TAW-BA trong kinh Coran :”Hãy tuyên chiến với những kẻ không tin vào Đức Allah, không tin vào Ngày Cùng Tận, không (ra lệnh) cấm những gì Đức Allah và Vị Tiên tri của người (Mahomet) cấm, không tuyên xưng tôn giáo của sự thật giữa cộng đoàn những ngưỡi đã đón nhận Cuốn sách (Coran (?) cho đến khi chúng đích thân chịu nộp “thuế thân” (capitation) và sau khi chắp nhận chịu sỉ nhục(?)”.
Cuối cùng, xin được hỏi ông: “Giữa Đức Allah của ông là người ra lệnh cho ông phải giết tôi để được vào thiên đàng với Đức Giêsu của tôi, Đấng dạy tôi phải yêu thương ông để được vào thiên đàng – và chính Người cũng muốn ông vào với tôi. thì ông sẽ thích Ai hơn?”
!!!???……
Các bạn ơi!, Cả giảng phòng đều im lặng! Các bạn có thể nghe được tiếng…ruồi bay, (hoặc cây kim gút rơi xuống nền nhà), trong khi ông giáo sĩ kia cúi gầm xuống đất vì hổ thẹn!
Xem thêm …Nội quy (11/01/2013)
GIÁO XỨ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP
Xứ đoàn TNTT – Kitô Vua
NỘI QUY DÀNH CHO ĐOÀN SINH
(Cập nhật 01/2023)
1. Nội quy:
1.1. Tinh thần: tuân theo Tôn chỉ, Mục đích và Nội quy của PT.TNTT Việt Nam.
1.2. Vâng lời Bề trên và các anh chị Huynh trưởng, tôn trọng Đội trưởng và các bạn.
1.3. Xây dựng tình đoàn kết, yêu thương trong Đội, trong Ngành và trong Xứ đoàn.
1.4. Tác phong nghiêm túc, học tập chuyên cần.
1.5. Đi sinh hoạt đầy đủ, đúng giờ: Chúa Nhật, từ 13h50 đến hết Thánh lễ (vắng phải xin phép):
+ Giờ học: 13h50 – 15h00
+ Giờ lễ: 15h00 – 16h30
1.6. Các em nghỉ học giáo lý dài hạn (không quá 3 tháng) phải có giấy xin phép của Phụ huynh.
1.7. Tham dự đầy đủ các Chiến Dịch: Học bài, làm bài, tham dự các kỳ thi theo yêu cầu.
1.8. Mặc đồng phục trong giờ sinh hoạt chiều Chúa Nhật:
1.8.1. Đồng phục của các em:
a) Áo TNTT:
– Sơ-mi trắng tay ngắn, cầu vai, túi nắp sóng giữa có logo TNTT.
– Logo Xứ đoàn bên tay áo phải.
– Sọc ngành phía trên nắp túi bên tay phải.
– Mang khăn quàng TNTT theo màu ngành.
b) Quần/ Jupe:
– Quần tây / jupe đồng phục.
– Màu xanh dương sậm hay đen.
– Độ dài jupe: ngang đầu gối.
* Lưu ý: Riêng với ngành Chiên, Ấu:
– Nữ: Jupe đồng phục, có dây đeo.
– Nam: Quần short đồng phục.
c) Giày: San-dan hoặc giày “bata”.
1.8.2. Các em “chưa được” mang khăn quàng TNTT: đồng phục giống như các em “đã được” mang khăn quàng, trừ áo không có logo Xứ đoàn và sọc ngành.
* Lưu ý:
– Logo TNTT, logo Xứ đoàn và khăn quàng ngành, sọc ngành: Xứ đoàn có bán.
– Các em có hoàn cảnh đặc biệt, Xứ đoàn sẽ xem xét hỗ trợ. Xin liên hệ với Trưởng Ngành!
2. QUY ĐỊNH:
2.1. Chuyên cần:
+ Trễ sau 14g15 là “vắng có phép”.
+ Các em sai đồng phục là “vắng có phép” (Các em không được đeo khăn).
+ Vắng không phép 3 buổi: Gạch tên.
+ Vắng có phép 4 buổi: Thời gian.
2.2. Xếp loại chung: theo tổng điểm của 3 chiến dịch trong năm:
+ Xuất Sắc = 300
+ 270 ≤ Giỏi < 300
+ 210 < Khá < 270
+ 150 ≤ Trung Bình ≤ 210
+ Dưới 150: Không Đạt.
2.3. Xét duyệt các em được tham dự trại, diễn văn nghệ hoặc tham gia khối phụng vụ:
+ Các em không vi phạm bất kỳ hình thức kỷ luật được xác nhận bởi Trưởng ngành.
+ Các em sai đồng phục 6 lần trong năm: không được xét duyệt.
2.4. Xét duyệt các em sẽ được Xưng Tội – Rước lễ lần đầu, hoặc Thêm Sức:
2.4.1. Các điều kiện:
a) Độ tuổi:
+ Xưng tội – Rước lễ lần đầu: từ 9 tuổi (tính từ năm xét duyệt).
+ Thêm sức : từ 12 tuổi (tính từ năm xét duyệt).
b) Thời gian học:
+ Đã học ở Xứ Đoàn hoặc giáo xứ khác tối thiểu 2 năm 9 tháng (từ khi đăng ký).
+ Các em ở giáo xứ khác chuyển đến phải có giấy của Cha Xứ Sở Tại xác nhận.
c) Chương trình học:
+ Học tập: Các em phải học xuyên suốt theo chương trình học giáo lý tại các ngành.
+ Ôn lại: kiến thức quan trọng liên quan đến Bí tích các em lãnh nhận (thông báo sau).
+ Tập nghi thức, tĩnh tâm, xưng tội, ngày lãnh nhận Bí tích (thông báo sau).
d) Trường hợp các em lớn tuổi hơn:
+ Đủ các điều kiện ở mục 2.4.1b và 2.4.1c.
+ Nếu chưa đủ 3 năm, Ngành xem xét, trình Ban Thường Vụ.
+ Học và ôn lại tại Ngành, theo chương trình Xứ đoàn.
+ Tập nghi thức, tĩnh tâm, lãnh nhận Bí tích theo lịch Ấu 3 / Thiếu 3.
+ Đối với những em chưa Rửa Tội: Đủ các điều kiện ở mục 2.4.1b và 2.4.1c; hoặc xét duyệt của Ngành (Lưu ý: lãnh nhận Bí tích Rửa Tội trước chịu Vỡ Lòng và Thêm Sức).
2.4.2. Xét duyệt chung:
+ Đủ các điều kiện 2.4.1.
+ Nhân bản: Không vi phạm nội quy, không bị kỷ luật.
+ Đạt xếp loại chung: từ trung bình trở lên mỗi năm trong 3 năm liên tục (theo mục 2.2).
2.5. Việc khen thưởng:
2.5.1. Tại Xứ đoàn:
+ Khen thưởng đối với các em đạt thành tích xuất sắc toàn năm.
+ Các em do Khối Phụng vụ đề xuất sẽ được miễn trại phí.
2.5.2. Tại Giáo Xứ:
+ Các em đạt thành tích Giỏi và Xuất Sắc giáo lý của năm trước.
3. HÌNH THỨC KỶ LUẬT:
3.1. Hình thức kỷ luật đối với những em vi phạm Nội quy Xứ đoàn:
3.1.1. Vi phạm lần 1: HT nhắc nhở riêng.
3.1.2. Vi phạm lần 2: HT nhắc nhở tại Đội, và trao đổi trực tiếp Phụ huynh về tình trạng các em.
3.1.3. Vi phạm lần 3: HT nhắc nhở tại Ngành, “treo khăn” 1 tháng và gửi thư báo cho Phụ huynh.
3.1.4. Vi phạm lần 4: Chuyển lên Ban Thường Vụ giải quyết.
3.1.5. Vi phạm lần 5: Ngưng sinh hoạt cho đến khi có cam kết từ gia đình.
3.2. Kỷ luật “vắng” thi:
3.2.1. Các em vắng thi không phép: bị “treo khăn” 1 tháng.
3.2.2. Các em vắng thi, nếu không thi bổ sung sẽ bị “treo khăn” 1 tháng.
Sài Gòn, Ngày 01 tháng 01 năm 2023
Tuyên úy Xứ đoàn phê chuẩn
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Toản
Xem thêm …
10 điều luật thiếu nhi Thánh Thể (11/01/2013)
Xem thêm …Phong Trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam (11/01/2013)
Lời Mở Đầu
Trong lần gặp gỡ ở Denver tháng 8 năm 1993, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã mời gọi các bạn trẻ thế giới làm tông đồ rao giảng Tin Mừng. Ngài nói: “Sứ mạng rao truyền Tin Mừng là một trách nhiệm thiêng liêng, và nếu cần phải đứng trên mái nhà để loan truyền Tin Mừng
Xem thêm …Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre (11/01/2013)
Linh ảnh Đức Mẹ Hằng cứu giúp (tại) La Mã, Bến Tre
Xem thêm …Lược sử Xứ đoàn TNTT Kitô Vua (07/01/2013)
Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (38 Kỳ Đồng, p.9, Q3, Sài Gòn) – thuộc Hạt Tân Định – Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã được hình thành từ năm 1961
Xem thêm …